Bên cạnh sự xuất hiện của gạch bông gió Đà Nẵng hiện nay, còn có nhiều vật liệu xây dựng độc đáo khác đã tạo nên vẻ đẹp kiến trúc nhà ở, công trình tại các tỉnh khu vực miền Trung.
Mỗi vùng miền, khí hậu và cơ địa nơi đó đều cho ra những loại vật liệu khác nhau và được người dân khai thác trở thành vật liệu chính để làm nhà ở nói riêng và công trình kiến trúc nói chung.
Khi nhắc đến vật liệu xây dựng, chúng ta có thể tạm chia thành 2 loại:
- Vật liệu xây dựng trực tiếp từ thiên nhiên: rơm, tre, sỏi, đá,….
- Vật liệu xây dựng đã được xử lý qua công nghệ nhưng vẫn có nguồn gốc từ thiên nhiên, như: gạch nung, ngói, gạch bông gió tráng men, sứ, gốm,…
Vật liệu độc đáo trong công trình kiến trúc miền Trung
Kiến trúc muốn trường tồn với thời gian, chúng cần thích nghi với điều kiện khí hậu nơi đó, để có thể chống chọi lại sự tác động của nắng, gió và mưa.
Chẳng hạn, gạch bông gió đà nẵng mang lại sự hài lòng khi được nhiều người dân miền Trung ưa chuộng ngày nay. Đây là loại gạch tạo nên sự thông thoáng cho không gian bên trong nhưng vẫn đảm bảo ngôi nhà được cung cấp đủ lượng ánh sáng, phù hợp với đời sống người dân nơi đây từ trước tới nay.
Quay lại khám phá vẻ đẹp của nét công trình miền Trung, ta sẽ thấy vật liệu xây dựng tạo nên bản sắc văn hóa vùng miền nơi đây.
Bạn biết đến những tòa tháp Chăm nổi tiếng ở miền Trung? Chúng được tạo nên từ vật liệu gạch trần và dùng vữa keo để kết dính. Công trình ấy thường được nằm ở trên các đồi cao và hướng quay về phía Đông để thường xuyên tiếp nhận ánh sáng mặt trời.
Ngoài ra, bạn có thể bắt gặp tòa thành nhà Hồ được xây bằng những viên đá tảng, hay các lũy được làm bằng đá. Đây là các công trình được thiết kế sáng tạo dựa trên vật liệu địa phương và đã trở thành tác phẩm kiến trúc trường tồn cho đến nay.
Giữ gìn bản sắc công trình vùng miền
Bạn có biết: Việt Nam có 6 vùng khí hậu khá đặc trưng, và mỗi tộc người lại sở hữu mô hình nhà không giống nhau, tạo nên cấu trúc riêng biệt.
Chẳng hạn, nhắc đến mẫu nhà trên cột, thì người Mường có kiểu nhà khác so với nhà người Êđê (nhà dài), và cũng khác với nhà của người Ba Na (nhà rộng). Hoặc bức tường của nhà mù tại Đường Lâm – Sơn Tây (Hà Nội) được làm bằng chất liệu đá ong, khác với bức tường đất đỏ của công trình ấy tại Hà Giang.
Có thể nói, những vật liệu bản địa đặc trưng sẽ góp phần tạo nên kiến trúc độc đáo khác nhau để lại ấn tượng và cảm xúc mãnh liệt cho người từ phương xa đến chiêm ngưỡng.
Tuy nhiên, với giao thương phát triển và tư duy sáng tạo không ngừng cùng với sự tiếp nhận cái mới, thì xu hướng người miền núi lại muốn xây biệt thự, nhà cao tầng bằng bê tông, trong khi người miền xuôi lại chuộng hơn mẫu nhà mang tính thiên nhiên, thân thiện với môi trường hơn.
Dù công trình mỗi vùng có xu hướng phát triển khác nhau và sự xuất hiện của nhiều nguyên vật liệu như gạch bông gió đà nẵng đất nung, đá hoa cương, gạch bông gió xi măng, gạch kính,… thì cũng cần đảm bảo công trình bền vững và thể hiện được tính thẩm mỹ, nhất là khi giữ được bản sắc văn hóa vùng miền thì càng tốt.
Tư vấn thiết kế sân vườn và nguyên vật liệu xây dựng, bạn có thể tham khảo thông tin tại công ty TNHH MTV Vĩnh Cửu Sài Gòn:
Công ty TNHH MTV Vĩnh Cửu Sài Gòn.
Địa chỉ: 20B – Đường số 2 – P.Trường Thọ – TP.Thủ Đức – TP.HCM.
Hotline: 0909 177 415 (Mr. Toàn).