Gạch kính lấy sáng (hay gạch thủy tinh, gạch kiếng) là loại gạch dùng lấy ánh sáng cho các công trình. Đặc biệt là chúng rất phù hợp khi sử dụng cho phòng tắm hoặc nhà bếp, vì chúng chịu được dầu mỡ và độ ẩm tốt.

Để thi công loại gạch này chúng ta bắt đầu bằng cách đo diện tích khung bức tường mà bạn muốn thi công. Tiếp theo rộn vữa, rồi trải đều xuống nền và ấn từng viên gạch kính xuống. Cứ làm như vậy cho đến khi bạn hoàn thành mỗi hàng. Và cuối cùng hãy rửa sạch và cọ vữa bằng nước ấm và miếng bọt biển. Cụ thể chúng ta cùng theo dõi các bước dưới đây:

Tính diện tích cần thi công

Dùng thước cuốn đo chính xác chiều dài và chiều rộng của khu vực cần thi công. Sau đó tính diện tích không gian, từ đó ta có thể tính được chính xác số lượng gạch kính cần thiết để thi công.

Tính diện tích cần thi công gạch kính

Lưu ý:

  • Gạch kính lấy sáng được đo bằng cm nên hãy quy đổi đơn vị ra m2.
  • Nếu bạn đang xây dựng một bức tường khối đứng bằng gạch kính thì nó sẽ không có khung xác định. Trong trường hợp này cần đo chiều cao và chiều dài bạn muốn và đánh dấu chúng lên mặt sàn và tường.
  • Nếu bạn đang muốn lắp đặt gạch kính ở một khung cửa sổ, hãy chắc chắn rằng khung đó chịu được trọng lượng lớn. Vì gạch kính lấy sáng nặng hơn so với các vật liệu thông thường khác.

Tính số lượng gạch kính cần sử dụng

Từ diện tích khung tường ta có thể tính được số lượng gạch kính cần sử dụng một cách chính xác nhất. Kích thước thường thấy ở gạch kính là 20 x 20 cm, diện tích của 1 viên là 20 x 20 = 400 cm2 = 0.04 m2.

Tính số lượng gạch kính cần sử dụng: 

  • Nếu ta đang muốn thi công gạch kính ở khung có diện tích là 2.16 m2, hãy lấy diện tích khung cần thi công chia diện tích viên gạch sẽ ra số lượng gạch kính cần thiết. Lúc này ta lấy 2.16 : 0.04 = 54 (viên), vậy số lượng gạch kính cần thiết để thi công là 54 viên.
  • Trong trường hợp ta nhận được một đáp số lẻ như 54.6 viên, hãy làm tròn xuống còn 54 viên. Vì bạn không thể cắt gạch kính, do được nén ở áp suất cao nên chúng có đặc dễ vỡ vụn nếu bị tác động mạnh.

Tính số lượng ke gạch kính cần sử dụng

Tại mỗi góc giao nhau cần lắp đặt 1 ke gạch để đảm bảo các đường ron đều và đẹp. Số ke gạch kính được tính bằng điểm giao nhau giữa các đường ron theo hai phương. Như trong hình, chúng ta dễ dàng tính được số ke gạch kính cần dùng là 70 cái. 

Chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết để thi công

Sau khi đã chuẩn bị số gạch kính cần lắp đặt, cần mua thêm keo dán gạch, keo chà ron, ke gạch và keo silicon trắng. Bạn có thể có hoặc không sử dụng silicon và ke gạch, tùy thuộc vào nhu cầu. Chúng không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình thi công. Nhưng để đảm bảo thẩm mỹ cho công trình chúng ta nên sử dụng!

Chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết để thi công

  • Chọn keo dán gạch: Gạch kính thủy tinh là loại vật liệu hầu như không hút nước. Một vài công trình sử dụng gạch kính xây tường bên ngoài để lấy ánh sáng nên thường xuyên tiếp xúc với môi trường thay đổi. Vì vậy nên chọn loại keo dán gạch có cường độ bám dính cao phù hợp với loại gạch này để thi công. Lưu ý: Không nên sử dụng hồ dầu xi măng để thi công vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.
  • Chọn keo chà ron: Loại keo chà ron sử dụng để hoàn thiện bề mặt nên sử dụng loại chuyên dụng dùng cho đường ron to đến 10mm hoặc có thể dùng silicon để hoàn thiện. Việc chọn keo chà ron phù hợp sẽ khắc phục trường hợp đường ron bị nứt và bám rong rêu trong quá trình sử dụng sau này. 
  • Ngoài ra nên chuẩn bị thêm các móc sắt định vị và thanh sắt phi 6 để gia cố mảng tường khi thi công lên cao.

Chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết để thi công

Trộn vữa dán gạch

Vữa dán gạch được trộn theo thông tin hướng dẫn của nhà sản xuất. Lưu ý: Không pha thêm xi măng vào vữa vì sẽ làm giảm cường độ bám dính. Sau khi trộn nên chờ 3-5 phút trước khi thi công để các thành phần hóa học trong vữa phản ứng và phát huy tác dụng.

Trộn vữa dán gạch kính

Trải 1 lớp vữa thật mỏng ở góc tường

  • Sử dụng 1 cái bay và bắt đầu trải một lớp vữa mỏng lên mặt sàn và tường của góc khung. Nếu khung có 2 góc thì bạn có thể bắt đầu ở bên nào cũng được.

  • Khi thi công gạch kính lấy sáng, bạn nên bắt đầu ở góc tường để có được độ chính xác tốt nhất.
  • Hãy đặt gạch kính xuống ngay sau khi vừa trải vữa để nó không bị khô cứng lại.

Đặt miếng ke gạch vào góc khung tường

  • Ke gạch kính có chức năng đảm bảo cho khoảng cách giữa các viên gạch là đồng nhất và giúp cho vữa ở hàng trên không bị ép ra khỏi các hàng thấp hơn.

  • Hãy đặt chúng chạm trực tiếp vào mặt sàn và tường chứ không phải nằm trên vữa.
  • Bạn có thể dùng hoặc không dùng miếng đệm này. Nhưng nếu có thể sử dụng chúng sẽ giúp cho các mạch gạch đều và đẹp hơn.

Đặt viên gạch kính đầu tiên vào góc

  • Hãy quét 1 lớp vữa mỏng lên đáy và cạnh tiếp xúc với tường của gạch kính. Sau đó nhấn nó xuống góc để nó nằm trên đỉnh của miếng đệm.

  • Khi nhấn gạch kính xuống sẽ có lớp vữa thừa bị đùn ra, bạn chỉ việc cạo chúng đi là được.

Đặt các ke gạch cách nhau 20 cm

  • Các miếng ke gạch này được đặt ở giữa 2 viên gạch, mỗi miếng cách nhau bằng kích thước của gạch kính.

  • Những miếng ke gạch này có thể nằm vĩnh viễn ở giữa 2 viên gạch và bị che lấp bởi vữa. Do vậy nó sẽ không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ sau khi thi công.
  • Nếu những viên gạch bạn đang sử dụng có kích thước khác nhau thì khoảng cách giữa 2 miếng ke cũng sẽ khác nhau.

Trải vữa giữa 2 miếng ke gạch

  • Tiếp tục trải 1 lớp vữa mỏng vữa giữa 2 miếng ke gạch.
  • Nếu miếng ke cuối cùng bị dịch chuyển trong lúc bạn trải vữa, hãy đặt nó trở lại vị trí cũ.

Đặt viên gạch kính tiếp theo vào vị trí

  • Tiếp tục rải vữa lên mặt cạnh bên và đáy của viên gạch, sau đó đặt chúng vào vị trí. Đẩy nó vào sát viên đầu tiên để chúng kết dính lại với nhau.
  • Đừng ấn chúng sát vào nhau bằng lực quá mạnh. Giữa 2 viên gạch cần có một khoảng cách nhỏ để chống lại sự giãn nở tự nhiên.

Cứ tiếp tục làm như vậy cho đến khi bạn hoàn thành hàng đầu tiên

  • Thực hiện theo từng bước tương tự bên trên để lắp đặt từng viên gạch kính.
  • Nhớ cạo sạch lớp vữa thừa bị đùn ra từ các viên gạch.
  • Sẽ rất khó làm sạch các mặt gạch nếu để lớp vữa thừa khô lại.

Xây dựng từng hàng cho đến khi bạn hoàn thành 

  • Mặc dù ta đã loại bỏ phần vữa dư thừa trong quá trình thi công, nhưng chắc chắn vẫn còn 1 phần nào đó bám lại trên gạch kính. Tất nhiên tôi sẽ hướng dẫn bạn loại bỏ chúng nhưng phải chờ cho đến khi vữa đã khô cứng sau 2 – 3 giờ.
  • Sau khoảng thời gian này chỉ giúp vữa đủ khỏe để ta cọ rửa. Chúng sẽ thực sự chắc chắn nhưng phải chờ 14 – 21 ngày.

Vệ sinh bề mặt sau

  • Nhúng một miếng bọt biển vào xô nước ấm, sau đó bắt đầu kỳ cọ vào bất kỳ đốm vữa nào còn xuất hiện trên mặt gạch. Các lớp vữa sẽ dễ dàng bị bong ra khi gặp nước và bị chà nhẹ.
  • Thường xuyên nhúng bọt biển vào xô nước để rửa sạch vữa thừa.
  • Chỉ sử dụng nước thường vào thời điểm này. Vì lúc này vữa chưa đủ chắc chắn để chống lại các hóa chất làm sạch như xà phòng, thuốc tẩy,…

Chích Silicon vào các mép tường nếu chúng để lộ khoảng trống

Vậy là ta đã hoàn thành việc thi công gạch kính lấy sáng chuẩn kỹ thuật.

Khi mua với số lượng lớn, quý khách hàng sẽ được thêm chiết khấu cao! Quý khách hàng có nhu cầu mua hàng hoặc tư vấn xin vui lòng liên hệ:

*** Tham khảo các mẫu gạch kính đẹp TẠI ĐÂY!

Công ty TNHH MTV Vĩnh Cửu Sài Gòn

Website 1: canhquansanvuon.net 

Website 2: vinhcuusaigon.vn

Website 3: gachbonggio.net

Địa chỉ: 20B đường số 2, P. Trường Thọ, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện Thoại: 0909.177.415 – Mr.Toàn.

Email: vinhcuusaigon@gmail.com.